Vu khống hiệu trưởng nên bị đuổi việc có đúng không?
Điều 126 BLLĐ 2012 quy định hình thức xử lý kỷ luật (XLKL) sa thải được NSDLĐ áp dụng trong những trường hợp sau đây: 1. NLĐ có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của NSDLĐ, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ; 2. NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị XLKL cách chức mà tái phạm. 3. NLĐ tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng. Do đó, hành vi vu khống hiệu trưởng không thuộc trường hợp NSDLĐ được kỷ luật sa thải NLĐ. Ngoài ra, theo quy định tại điểm a, b, c, khoản 1, Điều 123 BLLĐ 2012, khi họp XLKL NLĐ, NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ; Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
Với những gì bạn phản ánh, cho thấy nhà trường đã XLKL sa thải bạn trái với pháp luật. Bạn có thể nhờ phòng LĐTBXH, LĐLĐ huyện nơi trường đóng trụ sở can thiệp bảo vệ quyền lợi hay khởi kiện nhà trường ra tòa, yêu cầu tòa tuyên buộc nhà trường phải nhận bạn trở lại làm việc, trả lương, đóng BHXH, BHYT, BHTN trong những ngày không được làm việc, cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương theo quy định tại Điều 42 BLLĐ 2012.
Thư Viện Pháp Luật