Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một tổ chức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Nếu những người nầy, lợi dụng chức vụ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì mới thuộc trường hợp lợi dụng chức vụ để phạm tội. Nếu có chức vụ, nhưng lại không lợi dụng chức vụ để lừa đảo thì không gọi là lợi dụng chức vụ lừa đảo. Ví dụ: A là cán bộ kiểm lâm, cục kiểm lâm tỉnh K về công tác tại Hà Nội, đã dùng mật gấu giả đổi lấy 1 lượng vàng tại tiệm vàng tại tiệm vàng Kim Quy, nhưng khi thực hiện hành vi lừa đảo, A không nói mình là cán bộ kiểm lâm để chủ tiệm vàng tin mà chỉ nói mình là người dân tộc thiểu số bắn được con  gấu lấy mật đem về Hà Nội bán.
 
Người có quyền hạn là người được giao thực hiện một công vụ và do thực hiện công vụ đó nên họ có quyền hạn nhất định. Người có quyền hạn thông thường là người có chức vụ, nhưng cũng có thể là người không có chức vụ nhưng được giao hoặc được tham gia một công vụ. Ví dụ: B là người chạy xe ôm cùng tham gia đuổi bắt D là người có hành vi vận chuyển ma túy, khi D bị bắt, B là người được giao chở D về trụ sở Công an, trên đường B gợi ý với D đưa cho B 50.000.000 đồng, B sẽ lo nhẹ tội cho D. D tưởng B là công an hình sự nên đã đưa cho B số tiên trên. Khi sự việc được làm rõ, D mới biết mình bị lừa.
 
Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức, là người phạm tội thông qua cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thông thường, người phạm tội trường hợp này là thông qua hợp đồng kinh tế để lừa đảo cơ quan, tổ chức khác, người bị lừa tưởng nhầm rằng làm ăn với các cơ quan, tổ chức thì không bị lừa.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào