Tiêu chuẩn của ĐBQH chuyên trách?
Ngoài tiêu chuẩn chung của ĐBQH, ĐBQH chuyên trách phải có trình độ đại học trở lên, có năng lực phân tích, hoạch định chính sách và khả năng tổ chức công việc, có chuyên môn sâu và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến. Có ý thức trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội.
Người ứng cử ở Trung ương, phải đang giữ chức vụ từ Vụ trưởng hoặc tương đương trở lên và được quy hoạch làm ĐBQH chuyên trách (đang công tác tại cơ quan tham mưu, giúp việc của Quốc hội) hoặc quy hoạch Tổng Cục trưởng, tương đương trở lên; nếu thuộc khối Quân đội, Công an thì phải giữ chức vụ từ Vụ trưởng hoặc tương đương trở lên hoặc có quân hàm Đại tá trở lên. Người ứng cử ở địa phương, phải đang giữ chức vụ giám đốc sở hoặc tương đương trở lên và được quy hoạch Phó chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh, là cán bộ có năng lực, có triển vọng phát triển.
Người lần đầu ứng cử làm ĐBQH chuyên trách phải đủ tuổi tham gia 2 khóa Quốc hội trở lên, hoặc ít nhất trọn 1 khóa. ĐBQH tái cử (trừ các đồng chí ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội) phải còn đủ tuổi công tác ít nhất 30 tháng (tính đến tháng 5/2016: nam sinh từ 11/1958, nữ sinh 11/1963 trở lại đây). Trường hợp đại biểu nữ giữ chức vụ được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo Nghị định số 53/2015/NĐ-CP, ngày 29/5/2015 của Chính phủ được tái cử (sinh từ 5/1961 trở lại đây). Trường hợp ngoài quy định trên, Đảng đoàn Quốc hội báo cáo xin ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Thư Viện Pháp Luật