Trường hợp chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn có thể khắc phục được lỗi, yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng hoặc môi trường
Trường hợp chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn có thể khắc phục được lỗi, yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng hoặc môi trường đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định 91/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, trường hợp chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn có thể khắc phục được lỗi, yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng hoặc môi trường được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của chủ sở hữu chế phẩm hoặc chủ sở hữu số đăng ký lưu hành, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ lưu hành đối với chế phẩm;
b) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ lưu hành chế phẩm, chủ sở hữu số đăng ký lưu hành có trách nhiệm hoàn thành việc khắc phục lỗi hoặc yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng hoặc môi trường của sản phẩm;
c) Sau khi đã hoàn thành việc khắc phục, chủ sở hữu số đăng ký lưu hành có trách nhiệm gửi văn bản báo cáo Bộ Y tế kèm theo tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục lỗi hoặc yếu tố nguy cơ;
d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục của chủ sở hữu số đăng ký lưu hành, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt đình chỉ lưu hành chế phẩm. Trường hợp Bộ Y tế không đồng ý chấm dứt đình chỉ lưu hành chế phẩm, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn có thể khắc phục được lỗi, yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng hoặc môi trường. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 91/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật