Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh rác sinh hoạt

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh rác sinh hoạt được quy định như thế nào? Bạn đọc Lý Hoàng Tôn, địa chỉ mail lyhoang****@gmail.com hỏi: Em đang tham gia một chiến dịch về bảo vệ môi trường. Trong đó, tụ em hoạt động chủ yếu về tuyên truyền phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên em không rõ pháp luật có quy định gì về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh rác sinh hoạt không ạ? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp em. Xin cám ơn!

Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (rác sinh hoạt) được quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu (Có hiệu lực từ ngày 15/06/2015), theo đó: 

1. Thực hiện việc phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

2. Hộ gia đình, cá nhân phải nộp phí vệ sinh cho thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

3. Chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý; thanh toán toàn bộ chi phí theo hợp đồng dịch vụ.

(Điều 16 Nghị định 38/2015/NĐ-CP)

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh rác sinh hoạt, được quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào