Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng?

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng?

Cũng như các trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, khi xác định cần căn cứ vào các thiệt hại về thể chất, về tài sản, phi vật chất do hành vi phạm tội gây ra. Nói chung, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây ra phải tương đương với các tình tiết quy định tại khoản 4 Điều 140 Bộ luật hình sự.
 
Căn cứ vào các quy định tại Điều 140, qua thực tiễn xét xử, có thể coi những thiệt hại sau đây là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây ra:
 
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 61% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% trở lên hoặc làm chết người. Các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe không bao gồm các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe mà người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc tội giết người.
 
- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị tư 500 triệu đồng trở lên, nhưng không phải là giá trị tài sản người phạm tội chiếm đoạt.
 
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 140 thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào