Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải đối với vụ án tranh chấp về nuôi con

Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn được quy định như thế nào? Bạn đọc Ngọc Minh, địa chỉ mail minhngoc78****@gmail.com hỏi:Tôi tham gia hòa giải trong một vụ kiện tranh chấp về nuôi con khi ly hôn với vợ (tôi là bên nguyên, con lớn tôi năm nay 7 tuổi). Tôi đã nhận được Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Cho tôi hỏi: Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!

Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới thông báo về thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2016). 

Theo đó, đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.

(Khoản 3 Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào