Phòng khám chuyên khoa phụ sản được tiến hành những hoạt động nào?

Phòng khám chuyên khoa phụ sản được tiến hành những hoạt động nào? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Thảo, tôi có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn như sau: Sau khi kết thúc thời gian thực hành tại bệnh viện, tôi dự định về nhà mở một phòng khám chuyên khoa phụ sản. Cho tôi hỏi, sau khi tôi mở ra thì phòng khám của tôi có thể tiến hành những hoạt động gì? Mong nhận được sự tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật qua email: thao***@gmail.com. Chân thành cảm ơn!

Phòng khám chuyên khoa phụ sản được tiến hành những hoạt động quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 25 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT năm 2016. Cụ thể như sau:

- Cấp cứu ban đầu về sản, phụ khoa;

- Khám thai, quản lý thai sản;

- Khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa thông thường;

- Đặt thuốc âm đạo;

- Đốt điều trị lộ tuyến cổ tử cung;

- Soi cổ tử cung, lấy bệnh phẩm tìm tế bào ung thư;

- Siêu âm sản khoa nếu bác sỹ trực tiếp thực hiện các kỹ thuật siêu âm có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên và có giấy xác nhận đã qua thực hành về chuyên khoa từ 18 tháng trở lên tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Đặt vòng tránh thai;

- Hút thai, phá thai nội khoa đối với thai ≤ 06 tuần (từ 36 ngày đến 42 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng) khi đáp ứng các điều kiện quy định tại chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.

Trên đây là quy định về phạm vi hoạt động của phòng khám chuyên khoa phụ sản. Bạn nên tham khảo chi tiết Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT năm 2016 để nắm rõ các quy định liên quan.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào