Xử lý hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng hành chính

Việc xử lý hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Và điều này được quy định ở đâu? Xin chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên Hà Minh. Tôi có khiếu kiện quyết định phá dỡ nhà trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh X. Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án có cho thu thập thêm chứng cứ. Tuy nhiên, tôi thấy bên Uỷ ban cố tình tạo dựng chứng cứ giả. Tôi rất bức xúc. Vậy xin Ban biên tập tư vấn giúp việc xử lý hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Địa chỉ email của tôi là hami***@gmail.com

Việc xử lý hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại  Điều 318 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Theo đó, việc xử lý hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng hành chính được quy định như sau:

Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật:

1. Làm giả, hủy hoại chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của Tòa án.

2. Từ chối khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng.

3. Từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, kết luận giám định sai sự thật.

4. Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối.

5. Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan.

6. Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa.

7. Cản trở người tiến hành tố tụng xem xét, thẩm định tại chỗ, quyết định định giá, quyết định trưng cầu giám định hoặc xác minh, thu thập chứng cứ khác theo quy định của Luật này.

8. Cố ý dịch sai sự thật.

9. Không cử người tham gia Hội đồng định giá theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng; không tham gia thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng định giá mà không có lý do chính đáng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xử lý hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào