Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự

Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự được quy định như thế nào? Bạn đọc Hương Nhài, địa chỉ mail meongoc****@gmail.com hỏi: Tôi là nguyên đơn trong một vụ tranh chấp tài sản. Tôi thấy Thẩm phán là ông X, tôi nghi ngờ ông X có quan hệ thân quen với ông A (là bên bị đơn). Cho tôi hỏi: Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!

Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới phân công Thẩm phán giải quyết vụ án trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2016). 

Theo đó, việc phân công Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự được quy định như sau:

1. Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng thời hạn theo quy định của Bộ luật này.

3. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và Tòa án phải thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

(Điều 197 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc phân công Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm phán

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào