Việc làm đơn khởi kiện của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong tố tụng dân sự

Việc làm đơn khởi kiện của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Bạn đọc Hương Hồng, địa chỉ mail honghu****@gmail.com hỏi: tôi biết một trường hợp tranh giành thừa kế, trong đó có một người bị động kinh, khả năng nhận thức hạn chế do bị tai nạn giao thông lâu năm. Cho tôi hỏi: Trong trường hợp như vậy thì việc làm đơn khởi kiện được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!

Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới việc làm đơn khởi kiện của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi  trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2016). 

Theo đó, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Việc làm đơn khởi kiện của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong tố tụng dân sự được thực hiện như sau:

Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

(Điểm b Khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc làm đơn khởi kiện của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào