Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính

Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Trần Yến Linh, quê ở Tiền Giang. Em đang là sinh viên năm 2 của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Em đang tìm hiểu về Luật Tố tụng Hành chính và có một thắc mắc mong được Ban biên tập tư vấn. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính được quy định ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Địa chỉ email: lili***@gmail.com.

Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 255  Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Theo đó, căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính được quy định như sau:

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào