Thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra cơ yếu trong lĩnh vực mật mã dân sự

Thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra cơ yếu trong lĩnh vực mật mã dân sự được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký Luât, tôi tên là Yến. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn như sau: Công ty tôi vừa bị Chánh thanh tra cơ yếu xử phạt vì kinh doanh mật mã dân sự mà giấy phép đã hết hạn. Cho tôi hỏi, Chánh thanh tra cơ yếu có thẩm quyền xử phạt công ty tôi trong trường hợp này không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật qua email yen***@gmail.com. Chân thành cảm ơn!

Chánh Thanh tra cơ yếu xử phạt công ty bạn trong trường hợp này là đúng thẩm quyền.

Vấn đề này được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 58/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Chánh Thanh tra cơ yếu, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền mức tối đa không quá 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Trên đây là quy định về thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra cơ yếu trong lĩnh vực mật mã dân sự. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 58/2016/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào