Hậu quả của việc kháng nghị trong tố tụng hành chính

Hậu quả của việc kháng nghị trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Vừa rồi, tôi có khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc lên Toà án. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm đã giữu nguyên quyết định trên. Gần đây, tôi được biết Viện kiểm sát đã kháng nghị bản án sơ thẩm. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi: hậu quả của việc kháng nghị trong tố tụng hành chính như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Hậu quả của việc kháng nghị trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại  Điều 215 Luật Tố tụng Hành chính 2015. 

Theo đó, việc kháng nghị trong tố tụng hành chính sẽ dẫn đến hậu quả:

1. Phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định được thi hành ngay.

2. Bản án, quyết định hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hậu quả của việc kháng nghị trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015. 

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào