Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có vấn đề thắc mắc cần tư vấn của Ban biên tập như sau: Công ty tôi đang đặt hàng mật mã dân sự cho hệ thống bảo mật của công ty. Tôi được biết, việc sử dụng mật mã dân sự yêu cầu người dùng phải chịu trách nhiệm tương đối. Vậy, những trách nhiệm đó cụ thể là gì? Mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được quy định tại Điều 36 Luật An toàn thông tin mạng 2015. Cụ thể như sau:

1. Tuân thủ các quy định đã cam kết với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm mật mã dân sự về quản lý sử dụng khóa mã, chuyển nhượng, sửa chữa, bảo dưỡng, bỏ, tiêu hủy sản phẩm mật mã dân sự và các nội dung khác có liên quan.

2. Cung cấp các thông tin cần thiết liên quan tới khóa mã cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.

3. Phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tội phạm đánh cắp thông tin, khóa mã và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự vào những mục đích không hợp pháp.

4. Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm mật mã dân sự không do doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự cung cấp phải khai báo với Ban Cơ yếu Chính phủ, trừ cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam.

Trên đây là quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật An toàn thông tin mạng 2015 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào