Sự có mặt của người làm chứng tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính

Sự có mặt của người làm chứng tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Tôi đang tham gia vào một vụ án hành chính, liên quan đến quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông. Trong phiên toà sơ thẩm, người được mời đến làm chứng không có mặt. Vậy xin Ban biên tập cho tôi hỏi: pháp luật quy định về sự có mặt của người làm chứng tại phiên toà sơ thẩm như thế nào? Xin chân thành cảm ơn.

Sự có mặt của người làm chứng tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 159 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Theo đó, sự có mặt của người làm chứng tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính được quy định như sau:

1. Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án để trình bày tình tiết của vụ án mà họ biết. Trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án thì Chủ tọa phiên tòa công bố lời khai đó.

2. Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của Hội đồng xét xử.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về sự có mặt của người làm chứng tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào