Biên bản đối thoại trong tố tụng hành chính

Biên bản đối thoại trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Trần Lê Anh Thư. Tôi đang tham gia vào một vụ án hành chính. Vừa qua, Toà án đã tổ chức đối thoại. Vậy xin cho tôi hỏi: biên bản đối thoại được quy định như thế nào? Xin chân thành cảm ơn.

Biên bản đối thoại trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 139 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Theo đó, biên bản đối thoại trong tố tụng hành chính được quy định như sau:

1. Biên bản đối thoại phải có các nội dung sau đây:

a) Nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

b) Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;

c) Nội dung đã được đương sự thống nhất, không thống nhất.

2. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký phiên họp ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản phiên họp ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên họp và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về biên bản đối thoại trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào