Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử trong tố tụng hành chính

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Vừa rồi, tôi có đọc một vài tài liệu liên quan đến lĩnh vực tố tụng hành chính. Tôi thắc mắc về vai trò của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Vì vậy, rất mong Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 131 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử trong tố tụng hành chính được quy định như sau:

1. Lập hồ sơ vụ án.

2. Yêu cầu đương sự nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ, văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu của người khởi kiện cho Tòa án; yêu cầu người khởi kiện nộp bản sao tài liệu, chứng cứ để Tòa án gửi cho đương sự.

3. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật này.

4. Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

5. Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại theo quy định của Luật này; trừ vụ án theo thủ tục rút gọn và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri.

6. Ra một trong các quyết định sau đây:

a) Đưa vụ án ra xét xử;

b) Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án;

c) Đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm phán

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào