Quy định về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng như thế nào?
Quy định về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng như thế nào?
Việc ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng được quy định cụ thể tại Điều 13 Luật An toàn thông tin mạng 2015. Cụ thể như sau:
Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng
1. Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng là hoạt động nhằm xử lý, khắc phục sự cố gây mất an toàn thông tin mạng.
2. Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Kịp thời, nhanh chóng, chính xác, đồng bộ và hiệu quả;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật về điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng;
c) Có sự phối hợp giữa cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp viễn thông, chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia phải thành lập hoặc chỉ định bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc; quy định chi tiết về điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.
Theo đó, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng là hoạt động nhằm xử lý, khắc phục sự cố gây mất an toàn thông tin mạng và hoạt động này phải đảm bảo nguyên tắc:
- Kịp thời, nhanh chóng, chính xác, đồng bộ và hiệu quả;
- Tuân thủ quy định của pháp luật về điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng;
- Có sự phối hợp giữa cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia như sau:
Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia
1. Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia là hoạt động ứng cứu sự cố trong tình huống thảm họa hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.
2. Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Tổ chức thực hiện theo phân cấp;
b) Thực hiện tại chỗ, nhanh chóng, nghiêm ngặt, phối hợp chặt chẽ;
c) Áp dụng các biện pháp kỹ thuật, bảo đảm hiệu quả, khả thi.
3. Hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia gồm:
a) Phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
b) Phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
c) Phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng của địa phương;
d) Phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng của doanh nghiệp viễn thông.
4. Trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì điều phối công tác ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
c) Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
d) Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thực hiện biện pháp ứng cứu khẩn cấp, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan để bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.
Theo đó, ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia là hoạt động ứng cứu sự cố trong tình huống thảm họa hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.
Quy định về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thông tin mạng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thông tin mạng như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thông tin mạng
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động an toàn thông tin mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ trên mạng có trách nhiệm thông báo kịp thời cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoặc bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố khi phát hiện các hành vi phá hoại hoặc sự cố an toàn thông tin mạng.
Như vậy, trong bảo đảm an toàn thông tin mạng thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải:
- Tham gia hoạt động an toàn thông tin mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng.
- Khi sử dụng dịch vụ trên mạng có trách nhiệm thông báo kịp thời cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoặc bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố khi phát hiện các hành vi phá hoại hoặc sự cố an toàn thông tin mạng.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật