Trường hợp tạm giữ Chứng minh công nhân, viên chức quốc phòng

Trường hợp nào được tạm giữ Chứng minh công nhân, viên chức quốc phòng? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có vấn đề thắc mắc mong nhận được giải đáp từ Ban biên tập như sau: Cho tôi hỏi, con tôi đang làm viên chức quốc phòng nhưng do trộm cắp tài sản đơn vị nên bị bắt tạm giam để điều tra. Trong thời gian này, người ta cũng tạm giữ Chứng minh công nhân, viên chức quốc phòng của con tôi luôn. Cho tôi hỏi, xử lý như vậy là đúng hay sai? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn!

Con trai bạn bị tạm giam để điều tra nên bị đơn vị tạm giữ Chứng minh công nhân, viên chức quốc phòng là đúng với quy định. Ngoài ra, còn có những trường hợp khác cũng bị tạm giữ Chứng minh công nhân, viên chức quốc phòng được quy định tại Điều 12 Nghị định 59/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bị tạm giữ Chứng minh trong thời gian bị tạm giữ, bị tạm giam, chấp hành án phạt tù.

2. Trong thời gian quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bị tạm giữ Chứng minh, cơ quan tạm giữ Chứng minh cho phép quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được sử dụng Chứng minh của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.

3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được trả lại Chứng minh khi hết thời hạn bị tạm giữ, bị tạm giam, chấp hành xong án phạt tù nếu được tiếp tục phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

Trên đây là quy định về trường hợp tạm giữ Chứng minh công nhân, viên chức quốc phòng. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 59/2016/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào