Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên trong tố tụng hành chính

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Em có quan tâm và tìm hiểu về lĩnh vực tố tụng hành chính. Em muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên trong tố tụng hành chính ra sao? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Em rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể Điều 40 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Căn cứ theo đó, khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Thẩm tra hồ sơ vụ án hành chính mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

2. Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ án hành chính với Chánh án Tòa án.

3. Thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính 2015.

4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm tra viên

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào