Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính

Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Em được biết đây là một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc xét xử vụ án hành chính. Vì vậy, rất mong các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn giúp em. Đồng thời có thể nêu rõ văn bản pháp luật làm căn cứ pháp lý cho nguyên tắc này. Em xin chân thành cảm ơn.

Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Theo đó, nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính được hiểu như sau: 

-  Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành, tham gia tố tụng nếu có căn cứ cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

- Việc phân công người tiến hành tố tụng phải bảo đảm để họ vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào