Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được quy định thế nào?

Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được quy định thế nào? Em đang học ngành Luật. Em có một vướng mắc mong ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp em. Ban biên tập có thể cho em biết việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều đó? Mong ban biên tập tư vấn giúp em. Em xin chân thành cám ơn!

Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 170 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:

- Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật.

Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật.

- Hoạt động rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát văn bản. Hoạt động hệ thống hóa văn bản phải được tiến hành định kỳ, kịp thời công bố Tập hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực.

- Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; các cơ quan nhà nước quyết định rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước.

- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Ngoài ra, điều này được hướng dẫn bởi Chương IX Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Trên đây là quy định về việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Luật ban hành văn bản pháp luật 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào