Trình tự, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được quy định thế nào?

Trình tự, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi muốn tìm hiểu về việc ban hành văn bản pháp luật. Tôi có một câu hỏi muốn nhờ ban biên tập tư vấn giúp tôi. Trình tự, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều đó? Mong ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cám ơn!

Trình tự, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được quy định tại Điều 160 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:

Tùy theo tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội soạn thảo dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh với tinh thần và nội dung của văn bản được giải thích.

Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:

- Đại diện cơ quan được phân công chuẩn bị dự thảo nghị quyết giải thích thuyết trình và đọc toàn văn dự thảo;

- Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;

- Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến,

- Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;

- Chủ tọa phiên họp kết luận;

- Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết;

- Chủ tịch Quốc hội ký nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

Trên đây là quy định về trình tự, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiến pháp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào