Chính phủ xem xét, quyết định việc trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được quy định thế nào?

Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có thắc mắc về quá trình soạn thảo văn bản pháp luật mong nhận được sự tư vấn từ ban biên tập Thư Ký Luật. Chính phủ xem xét, quyết định việc trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều đó? Mong ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cám ơn!

Chính phủ xem xét, quyết định việc trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được quy định tại Điều 61 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 nhứ sau:

Chính phủ xem xét, thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số để quyết định việc trình dự án, dự thảo tại phiên họp của Chính phủ theo trình tự, thủ tục sau đây:

- Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình về dự án, dự thảo; việc giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định;

- Đại diện cơ quan thẩm định phát biểu ý kiến về việc cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;

- Đại diện Văn phòng Chính phủ trình bày những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về dự án, dự thảo;

- Chính phủ thảo luận;

- Chính phủ biểu quyết về việc trình dự án, dự thảo.

Trong trường hợp Chính phủ không thông qua việc trình dự án, dự thảo thì Thủ tướng Chính phủ ấn định thời gian xem xét lại dự án, dự thảo.

Trên đây là quy định về việc chính phủ xem xét, quyết định việc trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự thảo

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào