Mặt chủ quan của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, người phạm tội thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp), tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nào được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn hậu quả xảy ra.
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ có tính lý luận mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng lấc định động cơ của người phạm tội. Theo điều văn của điều luật thì động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc. Điều này thể hiện ngay ở câu đầu tiên “người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác”. Nếu không xác định được động cơ của người phạm tội thì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân chưa cấu thành tội phạm này.
Động cơ vụ lợi là vì lợi ích vật chất của mình, của đơn vị mình hoặc của một tổ chức mà mình tham gia… Nói chung, thực tiễn xét xử việc xác định động cơ vụ lợi không khó, nhưng khó nhất vẫn là việc xác định động cơ cá nhân khác của người phạm tội.
Động cơ cá nhân khác là vì lợi ích phi vật chất của mình, của người khác mà mình quan tâm như vì nể nang, vì cảm tình cá nhân, vì danh vọng, địa vị xã hội…
Thư Viện Pháp Luật