Nguyên tắc của chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện

Nguyên tắc của chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được pháp luật quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là cán bộ nhà nước sắp đến tuổi về hưu. Tôi đang nghiên cứu những chính sách của nhà nước về chế độ hưu trí. Và tìm hiểu về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện mới được chính phủ ban hành. Tuy nhiên có chỗ nguyên tắc của chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện tôi chưa được rõ lắm, mong anh chị ban biên tập Thư Ký Luật giải thích cho tôi được rõ. Rất mong nhận được câu trả lời của ban tư vấn. Tôi xin chân thành cám ơn!

Nghị định 88/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành quy định về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện. Theo đó, nguyên tắc của chương trình này như sau:

- Việc tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện của người lao động và cá nhân, người sử dụng lao động (đóng góp cho người lao động) trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.

- Khoản đóng góp của người tham gia quỹ bao gồm cả Khoản đóng góp của người sử dụng lao động (nếu có) được quản lý theo từng tài Khoản hưu trí cá nhân.

3. Người tham gia quỹ có quyền sở hữu đối với tài Khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định 88/2016/NĐ-CP. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí nhận ủy thác đầu tư tài sản quỹ hưu trí. Tài sản quỹ hưu trí phải được quản lý tách biệt với tài sản của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, tổ chức lưu ký, người sử dụng lao động và các tài sản quỹ hưu trí khác được quản lý bởi cùng một doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí.

- Hoạt động quản lý quỹ hưu trí thực hiện theo nguyên tắc công khai và minh bạch.

- Quỹ hưu trí phải đảm bảo đầu tư theo đúng quy định tại Nghị định 88/2016/NĐ-CP và Điều lệ quỹ hưu trí.

- Mức chi trả hưu trí được xác định trên cơ sở số dư tài Khoản hưu trí cá nhân tại thời Điểm chi trả theo quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2016/NĐ-CP.

Nguyên tắc của chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được Chính phủ quy định tại Điều 4 Nghị định 88/2016/NĐ-CP.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào