Quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Lê Văn Tâm. Tôi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi một vấn đề liên quan đến việc ban hành văn bản pháp luật. Tôi được biết đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh có đúng không? Việc kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội được quy định ở đâu? Mong ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cám ơn Ban biên tập!

Kiến nghị về luật, pháp lệnh, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội được quy định tại Điều 33 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:

- Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh. Việc kiến nghị về luật, pháp lệnh phải căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh được lập theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này.

- Đại biểu Quốc hội có quyền tự mình hoặc đề nghị Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp hỗ trợ trong việc lập văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh, hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định tại Điều 37 của Luật này.

- Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để đại biểu Quốc hội thực hiện quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh, quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

Trên đây là quy định về quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại biểu Quốc hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào