Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật Dân sự 2015

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật Dân sự 2015. Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi muốn hỏi trong việc xác lập giao dịch dân sự có cần điều kiện gì để đảm bảo giao dịch dân sự có hiệu lực không ạ? Nếu vi phạm các quy định về hình thức thì giao dịch dân sự đó có hiệu lực không ạ? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!

Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/1/2017).

Theo đó, Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

(Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015)

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Do đó, nếu bạn thực hiện các giao dịch dân sự có yêu cầu về hình thức mà không thực hiện đúng quy định ( VD: Hợp đồng bắt buộc phải công chứng mà không công chứng) thì giao dịch dân sự đó mới vô hiệu theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Giao dịch dân sự được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào