Nội dung quản lý nhà nước về hàng hải

Nội dung quản lý nhà nước về hàng hải. Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi hiện nay đang công tác tại cơ quan hải quan nhà nước. Tôi thực hiện chủ yếu các nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước về hàng hải. Nay tôi muốn hỏi vấn đề này được quy định như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới Nội dung quản lý nhà nước về hàng hải được quy định tại Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/7/2017).

Theo đó, Nhà nước quản lý hoạt động hàng hải dựa trên những hoạt động sau:

1. Xây dựng, phê duyệt, ban hành và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, chính sách phát triển ngành hàng hải theo quy định của pháp luật.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng hải.

3. Quản lý việc đầu tư xây dựng, tổ chức khai thác cảng biển và luồng, tuyến hàng hải theo quy định của pháp luật. Công bố mở, đóng cảng biển, vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải; công bố đưa bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước và các công trình hàng hải khác vào sử dụng.

4. Quản lý hoạt động vận tải biển; kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hải.

5. Tổ chức đăng ký, đăng kiểm tàu biển và đăng ký các quyền đối với tàu biển. Quản lý việc thiết kế, đóng mới, sửa chữa, phá dỡ, khai thác, xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển và các trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động hàng hải.

6. Cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển, cảng biển và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động hàng hải.

7. Quản lý công tác đào tạo, huấn luyện phát triển nguồn nhân lực hàng hải.

8. Quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực hàng hải; bảo vệ môi trường, phòng, tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động hàng hải.

9. Quản lý giá, phí và lệ phí trong lĩnh vực hàng hải.

10. Tổ chức cứu hộ hàng hải, cứu nạn trên biển; trục vớt tài sản chìm đắm; điều tra, xử lý tai nạn, sự cố hàng hải, công tác bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển.

11. Hợp tác quốc tế về hàng hải.

12. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động hàng hải theo quy định của pháp luật.

(Điều 9 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015)

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Nội dung quản lý nhà nước về hàng hải được quy định tại Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hải

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào