Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp
Hiện nay, vấn đề sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp đã được quy định cụ thể tại Điều 59 Luật Điện lực 2004 và Điểm e Khoản 1 Điều 2 Luật Điện lực sửa đổi 2012.
Theo đó, việc sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp được quy định như sau:
1. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực được bảo vệ (sau đây gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ và phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực đó biết.
2. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp chỉ được thực hiện khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Hàng rào điện phải được thiết kế, lắp đặt tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, có biển báo nguy hiểm, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống. Người quản lý, sử dụng hàng rào điện phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về điện.
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình quy định khu vực được phép sử dụng hàng rào điện.
5. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định tiêu chuẩn và điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Điện lực 2004.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật