Trách nhiệm của Bộ Nội vụ về quản lý hoạt động chữ thập đỏ
Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới Trách nhiệm của Bộ Nội vụ về quản lý hoạt động chữ thập đỏ được quy định tại Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 có hiệu lực từ ngày 01/9/2009.
Theo đó, Bộ Nội vụ có 2 trách nhiệm chính liên quan tới quản lý hoạt động chữ thập đỏ như sau:
1. Xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ.
2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ; thực hiện công tác thống kê, báo cáo về hoạt động chữ thập đỏ.
(Điều 31 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008)
Bên cạnh đó còn có một số Bộ khác cũng có trách nhiệm trong hoạt động này, cụ thể:
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp, trợ giúp nhân đạo, tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa.
2. Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu ban đầu, hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn lực, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động chữ thập đỏ.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn hoạt động chữ thập đỏ về phòng ngừa, ứng phó thảm họa.
5. Bộ Ngoại giao hướng dẫn, hỗ trợ hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác phát triển tổ chức và hoạt động chữ thập đỏ của thanh niên, thiếu niên trong trường hợp.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động chữ thập đỏ.
(Điều 32 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008)
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Trách nhiệm của các Bộ trong quản lý hoạt động chữ thập đỏ theo Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật