Quy định về xử lý tài sản đã kê biên

Gia đình tôi là bị đơn trong án dân sự. Theo quyết định của Tòa án gia đình tôi phải trả nợ cho gia đình ông B 150.000.000 đồng. Quá trình thi hành án, gia đình tôi đề nghị trả dần số nợ trên cho gia đình ông B, cụ thể: mỗi tháng gia đình tôi sẽ trả gia đình ông B số tiền 5.000.000 đồng, số nợ còn lại sẽ tính theo lãi suất ngân hàng cho đến khi trả hết nợ. Tuy nhiên, gia đình ông B không đồng ý. Chấp hành viên Cơ quan thi hành án dân sự đã kê biên tài sản của gia đình tôi để đảm bảo thi hành án cho gia đình ông B. Hiện tại tài sản của gia đình tôi đang thế chấp tại ngân hàng. Gia đình tôi nộp lãi đầy đủ cho ngân hàng và Ngân hàng không khởi kiện chúng tôi. Chấp hành viên sẽ tiến hành các trình tự thủ tục thẩm định giá, bán đấu giá tài sản của gia đình chúng tôi. Chúng tôi muốn biết theo quy định pháp luật về thi hành án dân sự ngoài việc kê biên, bán đấu giá tài sản của gia đình chúng tôi thì có hướng giải quyết nào khác không?

Theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này. Do đó, để đảm bảo thi hành án cho gia đình ông B và nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng và chi phí cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên kê biên tài sản của gia đình bạn là đúng quy định pháp luật.

Hiện nay, tài sản của gia đình bạn đã bị kê biên. Tuy nhiên, gia đình bạn không muốn Chấp hành viên tiến hành các trình tự thủ tục định giá, bán đấu giá tài sản. Theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 105 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì Chấp hành viên chỉ giải tỏa kê biên tài sản, trả lại tài sản đã kê biên cho gia đình bạn trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, gia đình bạn và gia đình ông B thỏa thuận được việc thi hành án, cụ thể: gia đình ông B nhất trí với đề nghị trả nợ của gia đình bạn và đồng ý giải tỏa kê biên tài sản mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
Thứ hai, gia đình bạn đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí thi hành án theo quy định của Luật này.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kê biên tài sản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào