Áp dụng tập quán trong quan hệ dân sự.

Việc áp dụng tập quán pháp trong quan hệ dân sự được pháp luật quy định như thế nào? Tôi nghe nói trong các quan hệ dân sự, nếu mà pháp luật không có quy định cụ thể hoặc các bên không có thoả thuận từ trước thì có thể lấy phong tục tập quán của địa phương nơi diễn ra quan hệ dân sự để áp dụng. Tôi thấy ở Việt Nam, một số vùng miền có những phong tục tập quán không phải lúc nào cũng hợp tình hợp lý, có một số phong tục tập quán đôi khi còn lạc hậu và cổ hũ nữa. Nếu như vậy thì có ảnh hưởng gì tới các quan hệ pháp luật dân sự không?

Theo quy định tại Điều 5 Bộ luật dân sự 2015 thì việc áp dụng tập quán cụ thể như sau"

- Thứ nhất, về khái niệm. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

- Thứ hai, trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Theo như quy định trên, thì đúng như bạn nói, trong các quan hệ dân sự, nếu pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận gì khác thì áp dụng tập quán địa phương để điều chỉnh. Tuy nhiên, những tập quán áp dụng để điều chỉnh phải là những tập quá phù hợp với điều kiện văn hoá, kinh tế, xã hội và không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Cho nên những trường hợp như bạn nói sẽ không xảy ra đâu, bạn cứ yên tâm nhé!

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào