Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
Trường hợp của chị khá thú vị và tôi hiểu cho sự thắc mắc của chị. Tôi xin tư vấn cho chị như sau:
Theo quy định mới nhất về pháp luật dân sự, cụ thể là tại Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 thì những nguyên tắc cơ bản của pháp luật là:
- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được phân biệt đối xử dù bất cứ lý do nào; và mọi cá nhân, pháp nhân đều được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Trên là các quy định của pháp luật, đọc có thể hơi rối một chút nhưng chị có thể hiểu là các cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình...
Trên đây là phần trả lời thắc mắc của chị về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Câu nói cửa miệng của chồng chị theo tôi chỉ là nói vui trong đời sống vợ chồng thôi. Và thắc mắc của chị tôi đã trả lời chi tiết và cụ thể ở trên rồi. Sau này ông xã nhà chị có nói câu cửa miệng đó mà không liên quan tới lĩnh vực đang bàn thì chị hoàn toàn có quyền bắt bẻ lại. Mà tôi thấy nhờ đó chị lại biết thêm một mảng kiến thức cũng tốt đấy chứ. Không ai được quyền không biết pháp luật, nếu có gì thắc mắc chị cứ liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ cố gắng trả lời kịp thời và chính xác nhất.
Chúc anh chị vui vẻ và hạnh phúc!
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật