Vai trò của Chính phủ trong việc thực hiện các chính sách xã hội

Ban biên tập Thư ký luật tư vấn giúp tôi về quyền hạn và nhiệm vụ của Chính phủ đối với việc thực hiện các chính sách xã hội. Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong việc thực hiện các chính sách xã hội được quy định cụ thể tại Điều 15 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, theo đó:

Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Thống nhất quản lý nhà nước về thực hiện các chính sách xã hội.

- Quyết định chính sách cụ thể nhằm phát triển nguồn nhân lực; hướng nghiệp, tạo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc; nâng cao năng suất lao động; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động; tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

- Thực hiện chính sách tôn vinh, khen thưởng, ưu đãi đối với người có công và gia đình có công vớinước. Phát triển hệ thống an sinh xã hội; chỉ đạo thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo; thực hiện trợ giúp xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn; có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở.

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách xây dựng gia đình Việt Nam bình đẳng, ấm no, hạnh phúc; bảo đảm quyền bình đẳng nam, nữ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ và trẻ em; có biện pháp ngăn ngừa và chống mọi hành vi bạo lực, xúc phạm nhân phẩm đối với phụ nữ và trẻ em.

- Tổ chức và tạo điều kiện cho thanh niên, thiếu niên được học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân, phát huy khả năng của thanh niên trong công cuộc lao động sáng tạo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc thực hiện các chính sách xã hội. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Luật Tổ chức Chính phủ 2015.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chính phủ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào