Cho vay nặng lãi cũng phải chịu trách nhiệm hình sự

Tôi và một số hộ dân làm nghề buôn bán nhỏ ở chợ. Trong buôn bán, chúng tôi phải vay vốn ngân hàng và vay của một số người cho vay ở chợ. Vừa qua, giá nông sản không ổn định nên vốn bị đọng nhiều, chúng tôi phải vay vốn của một số hộ cho vay. Thời gian đầu, họ cho vay với lãi suất thoả thuận nên chúng tôi chấp nhận được nhưng khi biết chúng tôi đang cần vốn (đến thời hạn trả nợ ngân hàng nên họ nâng lãi xuất vay rất cao, có nơi cao hơn 10 lần so với mức vay của ngân hàng). Thực tế ở địa phương tôi, chưa có trường hợp nào bị xử lý bằng hình sự hay hành chính. Xin hỏi trong trường hợp như trên, người cho vay có bị xử lý bằng pháp luật hình sự không?

Tội cho vay nặng lãi được áp dụng theo Điều 163 Bộ Luật hình sự năm 1999:

“ Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ  mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm. ”

Trong điều luật quy định rõ mục đích cho vay nặng lãi là “có tính chất chuyên nghiệp”, tình tiết định khung ở tội này là nếu thu lợi bất chính lớn thì bị xử phạt ở khung hình phạt cao hơn (xử ở Khoản 2 Điều 163 BLHS). Hành vi cho người khác vay tiền được biểu hiện nhiều dạng khác nhau, có thể bằng hợp đồng viết tay, có thể bằng hợp đồng miệng. Thủ đoạn mà người cho vay nặng lãi thường lợi dụng người đi vay gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất như bị thiên tai, bệnh tật hoặc những khó khăn khác cần một số tiền gấp để trang trải, nên người cho vay đã ép người vay phải chịu lãi suất cao. Dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này là mức lãi suất yêu cầu người vay phải trả cao hơn mức lãi suất mà ngân hàng quy định từ mười lần trở lên và hành vi cho vay phải có tính chất chuyên bóc lột. Về hậu quả của hành vi cho vay nặng lãi là những thiệt hại về vật chất và phi vật chất nhưng hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với loại tội này nhưng nó có ý nghĩa về đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của của hành vi khi quyết định hình phạt. Về loại tội này cần phải xem xét kỹ tính chất bóc lột, đó là nhằm trục lợi của người cho vay và người cho vay chuyên sống bằng nghề cho vay nặng lãi, làm cho người vay điêu đứng, thậm chí phải gán cả tài sản, nhà cửa, ruộng vườn để trả nợ.

Như đã phân tích về dấu hiệu tội cho vay nặng lãi thì thấy trường hợp người cho chị và một số họ gia đình vay tiền với lãi suất cao như trên có dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi. Hành vi này muốn được xử lý theo pháp luật thì người đi vay phải có đơn tố cáo hành vi cho vay nặng lãi đối với cơ quan công an để xem xét, điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là quy định về việc cho vay nặng lãi. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Bộ luật hình sự 1999.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trách nhiệm hình sự

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào