Ủy quyền đối với cán bộ, công chức ngành Thanh tra trong tố tụng hành chính

Ông X là Chủ tịch UBND huyện H. Do có quyết định hành chính (xử phạt vi phạm hành chính và quyết định cưỡng chế) bị khởi kiện. Ông X có giấy ủy quyền cho ông P là Phó Chánh Thanh tra huyện đại diện cho Chủ tịch UBND huyện tham gia tố tụng. Có ý kiến cho rằng Luật tố tụng hành chính không cho phép ủy quyền đối với cán bộ, công chức ngành Thanh tra. Tòa án xử lý trường hợp này như thế nào?

Ủy quyền đối với cán bộ, công chức ngành Thanh tra trong tố tụng hành chính được pháp luật quy định như sau:

Tại khoản 7 Điều 60 Luật tố tụng hành chính 2015 có quy định về người đại diện trong tố tụng hành chính: “Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người đại diện trong tố tụng hành chính, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật”.

Căn cứ vào các quy định nêu trên của pháp luật thì Thanh tra là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân và là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Trong quá trình giải quyết các khiếu kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân, nếu cơ quan Thanh tra được Ủy ban nhân dân cùng cấp ủy quyền tham gia tố tụng hành chính thì người của cơ quan Thanh tra là “người đại diện cho cơ quan của họ” (là Ủy ban nhân dân cùng cấp) nên được tham gia tố tụng.

Trên đây là tư vấn về ủy quyền đối với cán bộ, công chức ngành thanh tra. Bạn nên tham khảo thêm tại Luật tố tụng hành chính 2015 để hiểu rõ hơn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào