Đèn đỏ có được phép rẽ phải không?
Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Đèn tín hiệu giao thông có ba màu, ý nghĩa từng màu như sau: a) Tín hiệu xanh là được đi; b) Tín hiệu đỏ là cấm đi; c) Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;
Như vậy, người vượt đèn đỏ là người vi phạm Luật Giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt hành chính.
Điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ khi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Tại TP.HCM, ở một số nút giao thông có gắn biển báo xe máy được phép rẽ phải (nhằm giải tỏa bớt lưu lượng xe dồn ứ) thì lúc đó xe máy được phép rẽ phải (không bị phạt); các chốt đèn còn lại không có biển báo được phép rẽ phải khi đèn đỏ nếu ai rẽ phải thì sẽ bị phạt mức nói trên.
Trên đây là quy định về việc xử phạt hành vi rẽ phải khi có đèn đỏ. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định số 46/2016/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật