Chấm dứt hợp đồng thử việc trước thời hạn có được trả lương?
Điều 28, Điều 29 Bộ luật lao động 2012 quy định:
“Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”
“Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Như vậy trong thời gian nghỉ việc người lao động có quyền nghỉ việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Công ty vẫn phải trả tiền lương cho người lao động về tiền công những ngày người lao động đã làm và đáp ứng điều kiện về tiền lương trong thời gian thử việc.
Về việc công ty không trả lương là vi phạm quy định pháp luật theo khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động 2012.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.”
Nếu hết thời hạn theo quy định mà công ty không trả lương cho bạn thì bạn có quyền kiến nghị đến công ty yêu cầu công ty phải trả lương cho thời gian thử việc của mình hoặc gửi đơn đến Hội đồng hòa giải cơ sở tại công ty hoặc hòa giải viên lao động quận/huyện nơi công ty dặt trụ sở chính để giải quyết. Nếu công ty không giải quyết, bạn có quyền gửi đơn khiếu nại đến Thanh tra Sở, Bộ lao động – Thương binh xã hội theo quy định tại Điều 237 Bộ luật lao động 2012 hoặc khởi kiện đến Tòa án huyện/quận nơi công ty có trụ sở làm việc để yêu cầu tòa buộc công ty phải trả tiền lương cho bạn theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Trên đây là tư vấn về trường hợp chấm dứt hợp đồng thử việc trước thời hạn của bạn. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo theo Bộ luật lao động 2012.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật