Gắn biển quảng cáo che khuất đèn tín hiệu xử phạt thế nào?
Về vấn đề bạn nêu trên, căn cứ theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì
"Điều 49. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân đổ, để rác thải sinh hoạt lên đường sắt hoặc xả rác thải sinh hoạt từ trên tàu xuống đường sắt.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đổ, để chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt hoặc đổ chất độc hại, chất phế thải từ trên tàu xuống đường sắt;
b) Đổ trái phép đất, đá, vật liệu khác lên đường sắt hoặc để rơi đất, đá, vật liệu khác từ trên tàu xuống đường sắt trong quá trình vận chuyển;
c) Để chất dễ cháy, dễ nổ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
d) Che khuất biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt;
đ) Làm hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường sắt;
e) Đặt tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt."
Theo như những gì bạn trình bày thì trường hợp của bạn là có hành vi tự ý lắp biển quảng cáo làm che khuất biển tín hiệu của công trình đường sắt. Như vậy, tại điểm d, khoản 2, Điều 49 của Nghị định này, bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đến 5.000.000 và bạn sẽ phải tháo dỡ biển hiệu của bạn xuống tránh tình trạng mọi người không nhìn thấy, gây nguy hiểm tính mạng cho người tham gia.
Trên đây là tư vấn về việc xử phạt đối với hành vi gắn biển quảng cáo che khuất đèn tìn hiệu. Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật