Đón con về nuôi sau khi vợ cũ qua đời có được không?
Tại Điều 70 Luật này quy định, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Với các quy định trên, sau khi vợ cũ mất, đương nhiên bạn là người có quyền và nghĩa vụ được trực tiếp nuôi con. Việc bạn đã có vợ và hai con không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ này.
Tuy nhiên, xét về khía cạnh gia đình, việc ông bà ngăn cản bạn đón cháu cũng có thể xuất phát từ tình yêu thương nên anh cần bình tĩnh trao đổi, thuyết phục để ông bà tự nguyện giao cháu cho bạn nuôi. Bạn có thể nhờ đến các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở địa phương để giải thích, vận động ông bà tuân thủ các quy định liên quan đến quyền nuôi con của cha mẹ. Trường hợp sau khi đã sử dụng mọi cách mà ông bà ngoại của cháu vẫn cương quyết không giao cháu cho bạn nuôi thì bạn cũng không nên đón cháu về bằng mọi giá bởi cách làm này có thể ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của cháu về sau này.
Trong trường hợp này, để bảo vệ quyền được trực tiếp nuôi dưỡng, bạn có thể khởi kiện vụ án đến tòa án cấp quận, huyện nơi ông bà ngoại của cháu đang cư trú theo quy định tại Khoản 7 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để được xem xét, giải quyết.
Ngoài đơn khởi kiện, bạn cần nộp cho tòa án bản sao bản án ly hôn, giấy chứng tử của vợ cũ (nếu có), bản sao giấy khai sinh của cháu và các tài liệu, giấy tờ khác mà bạn thấy cần thiết để tòa án có căn cứ giải quyết vụ việc.
Trên đây là quy định về nuôi con sau khi vợ cũ qua đời. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật