Cho người khác mượn sổ đỏ để vay tiền phải chịu trách nhiệm gì?
Theo quy định trên, về mặt pháp lý, bạn cho em bạn “mượn” sổ đỏ để thế chấp vay ngân hàng thì người đứng tên thế chấp và có nghĩa vụ trả nợ thay người vay khi người vay không trả được nợ chính là bạn. Khi đó, ngân hàng sẽ yêu cầu bạn là người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người được bảo lãnh (người vay). Việc bạn cho em bạn “mượn” sổ đỏ, tức là mang tài sản của mình ra bảo lãnh cho nghĩa vụ trả nợ của người em là thoả thuận riêng (thoả thuận dân sự) của bạn và em bạn. Nếu em của bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bạn vẫn phải trả nợ cho ngân hàng theo đúng hợp đồng bảo đảm đã ký. Trả nợ xong, bạn mới được nhận lại được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của mình.
Để có thể rút được “sổ đỏ” nhanh gọn và thuận tiện nhất, bạn có thể yêu cầu em bạn dùng một tài sản khác để đề nghị ngân hàng nhận thế chấp thay thế cho tài sản của bạn. Hoặc bạn phải đứng ra trực tiếp trả nợ cho ngân hàng, sau đó yêu cầu em của bạn trả lại tiền cho bạn. Nếu em bạn cố tình không trả, bạn có thể khởi kiện ra Toà án nhân dân cấp huyện nơi em bạn sinh sống, làm việc (Điều 39 Bộ luật Tố tung dân sự năm 2015).
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý việc khởi kiện em bạn ra toà án chỉ là con đường cuối cùng để giải quyết tranh chấp. Do nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự là của đương sự nên khi khởi kiện, bạn cần phải thu thập đầu đủ chứng cứ để chứng minh mối quan hệ giữa bạn và người em (chẳng hạn như giấy tờ cho mượn sổ đỏ, giấy cam kết trả nợ của em bạn hay hợp đồng bảo đảm được lập giữa bạn, em bạn và ngân hàng,….).
Trên đây là quy định về trách nhiệm của người cho người khác mượn sổ đỏ để vay tiền. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ Luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật