Thẩm Phán xét xử không đúng luật phải làm sao?
1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
2. Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
4. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
5. Họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
6. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Toà án.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người tiến hành tố tụng phải tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nếu bạn không đồng ý với phán quyết của Tòa, bạn có thể làm đơn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa sơ thẩm để yêu cầu Tòa cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Trên đây là quy định về các xử lý khi nhận thấy Thẩm phán xử không đúng luật. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Thư Viện Pháp Luật