Quy định về thỏa thuận thi hành án đối với tài sản đã bị kê biên
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thi hành án dân sự thì đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thỏa thuận được công nhận. Theo yêu cầu của đương sự, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thỏa thuận về thi hành án; Khoản 31 Điều 1 của Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự quy định: Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hiện nay, tài sản chung của vợ chồng bà A đã giảm giá còn 230.000.000 đồng mà không có người đăng ký mua tài sản. Tuy nhiên, do tài sản của vợ chồng bà A đã bị kê biên nên vợ chồng bà A muốn thực hiện việc thỏa thuận trên thì tài sản phải được giải tỏa kê biên. Theo điểm a khoản 1 Điều 105 Luật Thi hành án dân sự quy định việc giải tỏa kê biên được thực hiện khi đương sự thỏa thuận về việc giải tỏa kê biên tài sản mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba. Theo đó, việc giải tỏa kê biên được thỏa thuận giữa người được thi hành án và người phải thi hành án.
Như vậy, theo quy định trên sau khi thực hiện việc giải tỏa kê biên tài sản, đương sự thỏa thuận thi hành án thì Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thỏa thuận về thi hành án; Chấp hành viên không thu tiền từ vợ chồng ông S để thi hành án.
Thư Viện Pháp Luật