Muốn nhập hộ khẩu cho cháu vợ cần những thủ tục gì?

 Tôi có một đứa cháu (con trai của em vợ) muốn nhập khẩu vào nhà tôi (chủ sổ hộ khẩu là mẹ đẻ tôi) thì cần nhũng thủ tục gì?

Em của vợ chúng tôi hiểu quan hệ giữa vợ bạn và người em đó là chị em ruột. Như vậy, con trai của em vợ là cháu ruột của vợ bạn. Theo Khoản 1 Điều 25 Luật cư trú năm 2006 quy định: “Điều 25. Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình:

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.

Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.

Như vậy, cháu ruột của bạn thuộc trường hợp có thể được nhập chung vào hộ khẩu nhà bạn.

Trong trường hợp này, muốn làm thủ tục nhập khẩu với gia đình bạn thì có hai cách:

Thứ nhất là vợ chồng bạn thực hiện thủ tục tách hộ khẩu ra riêng với hộ khẩu của mẹ bạn. Lưu ý rằng với việc tách khẩu này thì chỗ ở vẫn được giữ nguyên tại địa chỉ nhà bạn, chỉ là tách ra thành 2 hộ khẩu khác nhau bởi có 2 gia đình riêng cùng sinh sống tại địa chỉ thường trú đó. Vợ bạn nên đứng tên chủ hộ bởi người định chuyển đến là cháu ruột của vợ bạn. Lúc này cháu của bạn có thể nhập hộ khẩu vào địa chỉ hiện tại gia đình bạn đang ở. Việc tách hộ được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 Luật cư trú năm 2006.

Thứ hai, nếu cháu bạn đã trên 18 tuổi thì cháu bạn có thể thực hiện ở nhờ vào nhà bạn. Dưới sự đồng ý chủ chủ nhà thông qua văn bản xác nhận cho ở nhờ và cho phép đăng ký thường trú vào địa chỉ trên thì cháu bạn có thể tự đứng tên riêng một sổ hộ khẩu tại địa chỉ nhà bạn.

Thủ tục nhập khẩu được quy định tại Khoản 1 Điều 6 của thông tư số 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của luật cư trú và nghị định 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú:

“Điều 6. Hồ sơ đăng ký thường trú

1. Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

b) Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);

c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);

d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên.

Vì câu hỏi của bạn chưa đầy đủ thông tin của cháu của bạn để đưa ra sự tư vấn cụ thể, nên chúng tôi xin lưu ý thêm trường hợp hồ sơ đăng ký thường trú đối với một số trường hợp cụ thể Ngoài các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký thường trú hướng dẫn cáctrường hợp dưới đây phải có thêm giấy tờ sau:

a) Trẻ em đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 13 Luật Cư trú, khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh;

b) Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;”

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào