Bị tạm giữ bằng lái xe có làm lại bằng mới được không?
Khoản 9 Điều 9 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, người điều khiển xe mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe máy điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng và bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng bằng lái xe 30 ngày. Theo Điều 55 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, cá nhân bị phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền được quy định tại Điều 65 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Quá thời hạn nói trên mà cá nhân bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành. Cá nhân bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính và thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định tại các Điều 66, 67 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005. Theo Điều 52 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ Giao thông Vận tải về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, bằng lái xe chỉ được cấp lại trong trường hợp: người có bằng lái xe quá thời hạn sử dụng; người có bằng lái xe bị mất; người bị tước quyền sử dụng bằng lái xe không thời hạn.
Thư Viện Pháp Luật