Tái hôn có cần đăng ký kết hôn ?
- Quyết định hoặc bản án cho ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật sẽ làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Quyết định hay bản án của tòa án nói chung, khi đã có hiệu lực thì không thể thay đổi hay hủy bỏ được (trừ trường hợp bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm). Điều 11 Luật Hôn nhân - Gia đình quy định: việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận (UBND cấp xã, nếu kết hôn trong nước; UBND cấp tỉnh, nếu kết hôn có yếu tố nước ngoài); nam nữ không ĐKKH mà chung sống như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng; vợ chồng đã ly hôn mà kết hôn lại với nhau cũng phải ĐKKH. Như vậy, trường hợp của anh chị phải ĐKKH lần 2. Nếu chung sống mà không ĐKKH thì luật pháp không công nhận là vợ chồng và có thể một hoặc cả hai bên sẽ chịu thiệt thòi, bất trắc hoặc có những khó khăn về sau mà không thể lường trước được. Luật pháp tuy không cấm việc chung sống không ĐKKH và cũng không quy định "bắt buộc" phải ĐKKH, vì nguyên tắc của kết hôn là tự nguyện; nhưng vì ĐKKH là quyền lợi của các cặp vợ chồng nên để được luật pháp công nhận và bảo vệ, các bên nên đi ĐKKH cho dù là lần 2, lần 3; cho dù luống tuổi... Có như thế mới lập lại trật tự hôn nhân và gia đình, góp phần thực hiện pháp chế Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thư Viện Pháp Luật