Những việc chứng nào thường gặp khiếu kiện?

Xin cho biết những việc chứng nào thường gặp khiếu kiện? Nếu có khiếu kiện thì ai sẽ giải quyết?

Trong việc chứng thực các giao dịch dân sự, trường hợp mà chúng tôi hay bị gặp khiếu kiện là: Công chứng viên để sót đồng sở hữu (đồng thừa kế); năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng; tài sản đã bị các cơ quan chức năng ngăn chặn chuyển dịch, nhưng công chứng viên cập nhật không đầy đủ và ký bán. Đối với hợp đồng tặng cho nhà, pháp luật không quy định những trường hợp nào được tặng cho; đôi khi vì mục đích nào đó (ví dụ trốn thuế) nên nhà mua mà đương sự làm hợp đồng tặng cho, công chứng viên không thể nào biết được nên ký vào, sau đó người này đem tài sản được tặng cho lại người khác, dẫn đến người đồng sở hữu khiếu nại. Có trường hợp họ đến cơ quan công chứng, ký trước mặt công chứng viên, nhưng sau đó vì một lý do nào đó họ đổi ý và bảo rằng đó là chữ ký của ai chứ không phải của họ... Rắc rối nhất là việc chứng nhận chuyển nhượng tài sản chung của vợ chồng không có đăng ký kết hôn thường dẫn đến khiếu kiện rất phức tạp. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì kể từ ngày 1/1/2003, không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận là vợ chồng. Nếu có tranh chấp về tài sản thì giải quyết theo sự đóng góp của mỗi bên. Vì thế phải chứng minh tài sản chung, riêng. Nhiều người yêu cầu công chứng nhưng tìm không ra người chung sống với mình trước đây hiện nay đang ở đâu, công chứng viên buộc phải từ chối nên bị người dân phản đối. Có những trường hợp tương tự như thế, công chứng viên chứng nhận thì một bên đến khiếu kiện tại sao chứng nhận cho người vợ (chồng) của họ bán tài sản chung. Những trường hợp nói trên, nếu có khiếu kiện, chúng tôi hướng dẫn họ khởi kiện tại tòa.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào