Những trường hợp khởi tố không cần đơn bị hại
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại thì: “Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105,106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131, và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”. Như vậy đối với những trường hợp phạm tội quy định tại các Khoản 1 Điều 104 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), Điều 105 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh), Điều 106 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng), Điều 108 (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), Điều 109 (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính), Điều 111 (Tội hiếp dâm), Điều 113 (Tội cưỡng dâm), Điều 121 (Tội làm nhục người khác), Điều 122 (Tội vu khống), Điều 131 (Tội xâm phạm quyền tác giả), Điều 171 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp) của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) thì cơ quan công an chỉ được khởi tố khi có yêu cầu khởi tố từ người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Trường hợp của gia đình, vì gia đình không cung cấp rõ về tình tiết của vụ việc nên chưa thể xác định được tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi nên chưa có căn cứ để khẳng định được việc khởi tố của cơ quan công an như vậy có đúng pháp luật hay không?
Thư Viện Pháp Luật